Vải cotton là gì ? sợi bông
Bản Tin Kiến thức mua sắm

Vải Cotton là gì? Tất tần tật những điều cần biết về cotton và cách nhận biết các loại cotton?

Thế giới đã không còn xa lạ với tên gọi Cotton “chất liệu nổi tiếng bởi việc đem lại sự thoáng mát, dễ chịu cho những người khoác nó lên”. Nhưng liệu có mấy ai có nhiều hiểu biết về chất liệu Cotton này? Hay liệu mọi người đã bao giờ tìm hiểu về nguồn gốc, phân loại và các đặc điểm của vải Cotton là gì? Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin và kiến thức liên quan đến chất liệu Cotton:

Vậy vải Cotton là gì?

Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, vải Cotton (sợi bông) là một loại vải được dệt từ những nguyên liệu thiên nhiên, trong đó bông chiếm phần lớn. Nguồn gốc của vải cotton chính là từ những sợi bông. Từ thời xưa, sau khi trồng trọt xuất hiện, con người rất nhanh biết đến cách trồng bông. Những quả bông sau khi thu hái được kéo thành sợi để dệt vải, may quần áo. Vì nguyên nhân này nên Cotton đem lại cảm giác khá thoáng mát cho người mặc. Sau này, khi công nghiệp dệt may phát triển đến một trình độ nhất định, người ta bắt đầu xử lý sợi bông bằng các loại hóa chất để giảm độ mục, mốc và tăng độ bền của vải khi được dệt ra. Và đó là cột mốc cho sự ra đời của vải cotton. Như mọi chất liệu, Cotton cũng có ưu điểm và nhược điểm. Về ưu điểm, vải Cotton đem lại sự thoáng mát, thoải mái cho người mặc bởi khả năng hút ẩm, thấm mồ hôi cao. Nhược điểm của chất liệu Cotton là khá cứng, thường chỉ thích hợp với nam giới. Để khắc phục tình trạng này, người ta đa pha thêm sợi Spandex vào để vải trở nên mềm mại hơn, thích hợp với cả phái nữ. Bên cạnh đó, do làm từ 100% chất liệu thiên nhiên nên giá thành của những bộ trang phục Cotton khá cao, không thích hợp với tất cả mọi người.  

Phân loại và Cách nhận biết.

Tuỳ theo quá trình sản xuất và nhu cầu về may mặc, cotton được thêm các thành phần khác để tạo độ bóng, độ mềm hay giảm giá thành sản phầm. Dựa trên thành phần cấu tạo hoặc theo thị trường, vải Cotton được chia làm nhiều loại, thậm chí tên gọi cũng rất phong phú, như: 100 % Cotton, Cotton 65/35 (CVC), cotton 35/65, Tixi (Cotton 35/65), cotton poly, cotton Spandex, cotton 4 chiều, cotton 2 chiều, cotton dày, cotton đũi, cotton Hàn Quốc, cotton Nhật, cotton lụa, cotton linen, cotton nhung, cotton len, cotton lụa, cotton thô, cotton cao cấp.

100% Cotton

Là chất liệu cotton chỉ qua xử lý hóa chất để chống mốc, chống mục, không pha thêm bất cứ thành phần nào. Cotton 100% có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, rất thích hợp với khí hậu Việt Nam, nhưng loại vải này tương đối cứng và có giá thành cao, dao động từ 150 – 190 ngàn/kg tùy màu sắc và số lượng, nên không thích hợp sử dụng rộng rãi. Cotton 100% có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt. Áo thun cotton làm bằng 100% cotton dày của NineBegin thấm hút mồ hôi cực tốt, an toàn cho làn da người mặc và cho chất lượng cao cấp.

Cotton Poly, Cotton 65/35 (CVC), Cotton 35/65 (Tixi), Cotton 80/20, Cotton 75/25

Cotton Poly là một loại sợi tổng hợp được tạo ra từ quá trình tổng hợp sợi bông cotton nguyên chất cùng các sợi tổng hợp khác. Không phải sợi cotton poly nào cũng có cấu tạo giống nhau vì tỉ lệ pha trộn giữa cotton và polyester của từng nhà sản xuất sẽ khác nhau. Những tỉ lệ pha trộn phổ biến nhất hiện nay phải kể đến 20% cotton – 80% polyester,  25% cotton – 75% polyester,…Tỉ lệ cotton càng lớn thì vải cotton poly càng mềm mại và thông thoáng. Thành phần cấu tạo đặc trưng nhất của sợi cotton poly chính là tỉ lệ Ethylene (có nguồn gốc từ dầu mỏ) đã tạo ra những tính năng ưu việt nhất so với chất liệu cotton nguyên chất 100% như: trọng lượng nhẹ hơn, độ bền cao hơn, giá thành rẻ hơn, khả năng co giãn cực cao cũng như tuổi thọ đặc biệt bền vững với môi trường sống xung quanh. Loại vải này là sự kết hợp của 2 loại sợi PE và Cotton theo tỉ lệ 35% PE và 65% Cotton (hoặc ngược lại). Nhờ sự kết hợp này mà Cotton 65/35 (Cotton 35/65) mà loại vải này có độ bền khá cao, co dãn và thấm mồ hôi rất tốt (Cotton 35/65 thì ngược lại). Giá cả của loại vải này rẻ hơn so với Cotton 100% song so với mặt bằng chung của các loại vải thì vẫn khá đắt đỏ Cotton chiếm tỷ lệ khá lớn. Để mua được một kg vải này, bạn cần bỏ ra khoảng 120 – 150 ngàn đồng (Với khoảng 105 ngàn cho 1kg Cotton 35/65).

Vải cotton pha Spandex, cotton Spandex, cotton 4 chiều – cotton len (chứa hơn 92% cotton), cotton 2 chiều

Là loại vải cotton có khả năng co giãn khá tốt. Thành phần chính trong vải này là sự kết hợp giữa sợi cotton và sợi Spandex. Vải cotton Spandex (cotton 4 chiều) mang trên mình những ưu điểm nổi trội như: Khả năng thấm hút cực kỳ tốt, khi đốt có mùi cháy tương tự như mùi giất cháy, độ bền màu cao, mềm mượt và có khả năng kháng khuẩn. Cotton Spandex (cotton 4 chiều) tạo được sự thoải mái khi mặc, không gò bó cho người mặc, ôm khít người.. Cotton 4 chiều là vải sợi được làm từ 100% cotton, để hạn chế mình vải cứng và thô nên khi sản xuất đã pha thêm sợi spandex + cách dệt đã làm cho mành vải có thể co dãn được 4 chiều tạo nên sự mềm mại cho vải. Nhà sản xuất sẽ pha thêm sợi Spandex theo tỉ lệ như sau 95% X + 5 % Y hoặc 92% X + 8% Y (với X là Cotton và Y là Spandex). Đặc biệt là vải cotton 4 chiều sẽ dày dặn và ít nhăn hơn cotton 2 chiều (chỉ co giãn được theo chiều dọc hoặc chiều ngang). Vải thun Spandex được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực may mắc các loại trang phục như quần áo thể thao, áo thun cho việc tập luyện gym, tenis hoặc áo thun thời trang. Trên thế giới có rất nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng ứng dụng thành công chất liệu vải này vào các sản phẩm của mình mà nổi bật nhất là Lacoste Corocodile.

Cotton lụa

Cotton lụa là một loại vải tổng hợp, là sản phẩm của sự kết hợp hoàn hảo giữa chất liệu cotton thiên nhiên với sợi tơ tằm thượng hạng nên đã phát huy tối đa những ưu điểm nổi bật của cả 2 chất liệu sáng giá này. Mỗi nhà sản xuất đều có một tỉ lệ pha chế cotton và tơ tằm riêng của mình để tạo ra sợi cotton lụa chính vì thế mà tính chất các sợi vải có thể khác nhau trong đó tỉ lệ 90% cotton và 10% silk là hoàn hảo nhất. Chất liệu Cotton lụa chính là một phiên bản rẻ hơn của tơ lụa và có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với chất liệu tơ tằm thuần túy. Cotton lụa sở hữu vẻ ngoài vô cùng sáng giá: bề mặt của tấm vải cotton lụa vô cùng mềm mịn và bóng mượt, khi tiếp xúc với làn da của người dùng nó tạo ra sự thoải mái vượt trội nhất. Khả năng phù hợp với mọi điều kiện thời tiết khác nhau của cotton lụa cũng được đánh giá rất cao. Nếu như mùa hè vải mang đến sự thoáng mát vượt trội thì mùa đông lại giữ nhiệt cực kỳ tốt nhưng vấn đảm bảo không hè bí bách hay khó chịu. Cotton lụa mang trên mình đầy đủ những ưu điểm của sợi cotton thiên nhiên và lụa từ khả năng mát, nhẹ, mềm mịn đồng thời giải quyết triệt để những nhược điểm vẫn còn tồn tại thường trực trên cotton này như dễ nhàu nát, dễ bị nhăn hoặc bị xù bề mặt mỗi khi giặt giũ và làm sạch. Chăn ga gối làm từ cotton lụa mang đến cho người dùng cảm giác nhẹ nhàng, thoáng khí nhưng vẫn có độ cứng vừa đủ, tôn lên vẻ sang trọng, lịch lãm cho không gian nghỉ ngơi của bạn. Vệ sinh và giặt giũ cotton lụa rất dễ dàng, bạn hoàn toàn có thể giặt bằng tay hoặc giặt máy đúng chế độ mà không sợ ảnh hưởng xấu đến cấu trúc cũng như chất lượng sợi vải. Tuyệt đối không được sử dụng các loại chất tẩy rửa trên nền vải cotton lụa, khi giặt chỉ nên dùng loại xà phòng thông thường. Chỉ được phơi chăn ga cotton lụa tại những khu vực thoáng mát để tăng độ bền của sản phẩm nhé.

Cotton nhung

Là sự kết hợp giữa sợi cotton và sợi nhung tạo nên bề mặt mềm mịn, thoáng mát, ít nhăn, ít xù lông và khó bị phai màu. Ưu điểm của vải cotton nhung là khả năng thấm hút mồ hôi tốt, điều chỉnh thân nhiệt hoàn hảo và làm mát cơ thể cực kỳ nhanh trong những ngày hè nóng nực. Để tạo sự mềm dẻo cho cotton nhung các nhà sản xuất đã pha thêm sợi Spandex giúp vải co giãn tuyệt vời. Trong quá trình dệt cotton nhung nhà sản xuất có thể chèn thêm sợi ngang hoặc sợi dọc tạo nên tính thẩm mỹ tuyệt đối của sản phẩm vừa quý phái của nhung lại vừa có khả năng thấm hút tuyệt vời từ cotton. Về mức giá, bạn sẽ phải bỏ ra số tiền khá đắt khi mua cotton nhung, giai đoạn bảo quản và vệ sinh cũng khá cầu kỳ nên nhiều người còn e ngại trước chất liệu Cotton nhung này.

cotton linen, cotton lanh

Cotton Linen là sự kết hợp hoàn hảo giữa những đặc tính nổi bật của cotton thuần khiết với linen (Vải Linen được làm từ sợi của cây lanh, tên “linen” có nguồn gốc từ “linum-tiếng Latin” hoặc “linon-tiếng Hy Lạp”, từ “lanh” trong tiếng Việt bắt nguồn từ “lin” trong tiếng Pháp), là kết quả của một quá trình nghiên cứu và thử nghiệm kỹ càng của những chuyên gia trong lĩnh vực vải vóc. Vải Cotton Linen có độ chuyển nhiệt cao nhất trong tất cả các loại vải (cao gấp 5 lần len và cao gấp 8 lần lụa), cho phép hơi nóng thoát ra nhanh chóng và cải thiện khả năng làm mát. Với tính năng này, Cotton Linen sẽ giúp làm giảm nhiệt độ (từ 3°- 4°C) và giảm 1,5 lần lượng mồ hôi so với những chất liệu khác, mang lại cảm giác thoáng mát và thoải mái cho người mặc. Đó là lý do Cotton Linen cực kỳ được yêu thích ở các vùng nhiệt đới – nơi có khí hậu nóng và ẩm ướt. Cotton Linen có khả năng hấp thụ độ ẩm cao và đây là một trong những chìa khóa cho tuổi thọ của vải. Loại vải này chịu mài mòn rất cao và đây là lí do bạn nên thêm Cotton Linen vào danh mục lựa chọn cho trang phục của các chuyến đi du lịch dài ngày. Cách phân biệt các loại vải COTTON

Nguồn gốc cotton

Để hiểu rõ hơn về lịch sử của vải cotton chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của cây bông – nguyên liệu chính sản xuất ra loại vải này. Từ xa xưa bông đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử của nhiều quốc gia như Ấn Độ, Anh, Hoa Kỳ. Đây vừa là một loại cây tròng lịa vừa là món hàng hóa quan trọng duy trì sự phát triển kinh tế và thương nghiệp. Không ai biết chính xác vải cotton xuất hiện từ khi nào. Các nhà khoa học người Mexico đã tìm thấy một vài mảnh vải cotton trong những hang động và chúng được chứng minh là ít nhất khoảng 7.000 năm tuổi Sợi bông – nguyên liệu sản xuất vải cotton Tại thung lũng sông Idus ở Pakistan, bông đã được trồng và kéo thành sợi dệt vải cotton từ khoảng 3.000 năm Trước Công Nguyên. Cũng trong khoảng thời gian đó, những người dân bản địa ở thung lũng sông Nile của Ai Cập đã biết làm và sử dụng quần áo bằng vải cotton. Các thương nhân Ả Rập đã mang vải cotton sang châu Âu vào khoảng thời gian Colombus phát hiện ra Mỹ vào năm 1492. Cho đến năm 1500 cotton đã được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Lần đầu tiên sợi bông được quay bằng máy móc thay vì sơ chế thủ công ở Anh vào năm 1730 với hiệu suất công việc nhanh gấp 10 lần việc dệt tay thông thường. Trải qua quá trình phát triển và cải tiến không ngưng nghỉ, hoạt động của các máy dệt cotton ở nhiều quốc gia đã có thể cung cấp đủ lượng vải cho tiến trình phát triển của ngành công nghiệp dệt may trên thế giới.

Quy trình sản xuất vải cotton

Bước 1: Thu hoạch xơ bông và phân loại Cây bông thường nở hoa vào khoảng tháng 11 – 12 trong năm. Việc thu hoạch xơ bông được chia thành 3 giai đoạn để đảm bảo độ bền cao cho sản phẩm: Thu hoạch đợt 1 khi có 5 – 6 quả bông ở gốc cây nở tung. Thu hoạch đợt  2 sau đợt 1 từ 10 – 15 ngày, lấy bông ở tầng giữa của cây. Đợt cuối cùng là những quả bông thành phẩm còn sót lại ở ngọn. Sau khi thu hoạch xơ bông sẽ được phân chia thành các loại khác nhau, loại bỏ phần chất lượng kém sau đó đem phơi khô tại khu vực thoáng mát, sạch sẽ và không có tạp chất. Bước 2: Tinh chế xơ bông Sau khi phơi khô các nhà máy sẽ chuyển xơ bông về để xé xơ và làm sạch. Quá trình xé xơ bông diễn ra nhẹ nhàng giúp tách xơ nhưng vẫn phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng các xơ đơn. Sau khi xé xơ bông được đưa vào lò hơi để nấu và lọc nhiều lần nhằm loại bỏ một số tạp chất như nito, pectin, các axit hữu cơ hoặc màu thiên nhiên. Bông xơ tinh chế Bước 3: Hòa tan và kéo sợi Sau khi tinh chế xơ bông biến thành dạng lỏng sẽ được hòa tan với 1 loại dung dịch đặc biệt. Hỗn hợp xơ bông được đưa vào máy kéo sợi và ép qua những lỗ nhỏ để kéo duỗi dần dần tạo thành sợi cotton. Bước 4: Dệt vải Quá trình dệt vải cotton là sự kết hợp giữa các sợi ngang và sợi dọc. Trong khâu này bề mặt tấm vải sẽ được làm bóng để tăng các ưu điểm của sợi cotton như trương nở mạnh, thấm hút tốt và bắt màu nhuộm. Tiếp theo sẽ tẩy trắng để loại bỏ màu tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhuộm vải. Bước 5: Nhuộm vải Vải cotton sẽ được xử lý bằng các loại thuốc nhuộm và sự kết hợp với những chất khác giúp bắt màu và bền màu toosu đa. Tiếp sau đó là quá trình giặt vải để tách hết các hợp chất, làm mềm vải, tăng độ bền của vải cotton thành phẩm.

Hướng dẫn vệ sinh, bảo quản các loại vải cotton

Để các sản phẩm làm từ chất liệu cotton không bị phai màu, xơ vải trong suốt quá trình sử dụng thì công tác vệ sinh, bảo quản cần phải thực hiện đúng theo các quy tắc như: Không được ngâm trong xà phòng quá lâu Vải cotton khi bị ngâm quá lâu trong nước bột giặt sẽ bị phai màu nhanh chóng, các hoa văn và họa tiết in trên đó cũng dễ bị bạc màu và bong tróc. Nên khi giặt chỉ nên ngâm trong nước giặt vài phút sau đó làm sạch ngay sẽ không lo ảnh hưởng đến chất liệu vải. Phân loại trước khi giặt Nên giặt đồ bằng vải cotton có màu trắng riêng với đồ có nhiều màu sắc để tránh tình trạng phai màu lên nhau khiến bộ sản phẩm mất đi tính thẩm mỹ. Trước khi giặt hãy dành thời gian phân loại để quá trình làm sạch diễn ra thuận lợi nhất. Tuyệt đối không sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh Khi chọn mua bột giặt làm sạch vải cotton nên chọn những loại có độ pH trung tính, tránh những loại có tính tẩy quá mạnh sẽ khiến độ bền vải bị giảm sút, màu sắc dễ bị phai và long lổ khó coi. Phơi tại nơi thông thoáng, tránh nắng gắt Các sản phẩm quần áo, chăn ga gối từ vải cotton nên phơi ở những nơi thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp để đảm bảo độ bền và vải không bị co rút.

Có thể bạn quan tâm

Leave a Comment