Mô tả
Kỹ thuật gốm đất nung hoàn thiện qua thực hành
Người thợ chỉ cần có nguồn cung đất sét, cát, than củi, rơm rạ và vỏ trấu để nhóm lửa. Trộn với đất sét lấy từ sông Quao (3km về phía Tây Bắc) là cát có các vi hạt lithium bồi lắng từ các sông suối xung quanh nhờ mùa mưa. Đặc trưng này của đất đáng chú ý bởi vì nó có độ kết dính cao. Hơn nữa, nguồn đất không bao giờ bị khan hiếm. Người dân khai thác đất sét từ mỏ một cách tiết kiệm và nguồn đất có thể phục hồi một cách tự nhiên.
Để lấy đất, thợ gốm đào các hố sâu 0,5-0,7m trên 1 mét vuông diện tích bề mặt. Sau khi lấy đất, hố được lấp đi và người ta trồng lúa ngay trên đất đó. Sau đó khoảng sáu tháng nhờ mùa lũ hằng năm, người ta sẽ lại có thể đào đất mới.
Đất sét sau khi lấy về được phơi khô và ngâm trong nước dưới hố trong khoảng 12 giờ. Sau đó, đất sét được trộn với cát với tỷ lệ 1:1. Thợ gốm sẽ dùng chân và tay để nhào đất cho đến khi dẻo.
Một số công cụ tay cũng được sử dụng nhưng chỉ là công cụ tối giản truyền thống như vòng quơ tre lớn dùng để uốn hình cung cho đất sét thô bóng, vòng tre nhỏ hơn để cạo mỏng thân đất sét, dao để cắt và khắc hoa văn trang trí, que chọc lỗ trên đất sét, một miếng vải nhỏ để láng bóng bề mặt của sét ướt, và một chiếc lược dùng để tạo các hình sóng.
Các công cụ được sử dụng liên tục trong cả bốn công đoạn. Công đoạn đầu tiên là tạo dáng gốm cơ bản, trong đó đất sét được nặn thành hình một “quả bí” đặt trên một hòn kê bằng chum gốm.
Bắt đầu từ đáy, người thợ gốm dùng tay để nặn ra hình dạng cơ bản của gốm (cao 20-30cm).
Tiếp theo, thợ gốm nâng dần kích cỡ khối, ráp nối đế và nâng thân gốm cao dần lên ở các mặt. Họ sử dụng chải quanh thân để làm sạch dấu vân tay, làm mịn phần thân và miệng gốm, trước khi chà thân gốm bằng vải cuộn, do đó làm cho đất sét bóng láng.
Ở bước thứ hai, người thợ gốm tạo bề mặt thân gốm cho trơn. Thợ gốm sẽ quấn tanaik quanh tay và nhẹ nhàng thấm vào nước trước khi chà đi chà lại thân gốm và tạo hình miệng gốm, thường là hình chuông hoặc hình khum, với một đường gân đứng, quanh toàn bộ phần ngoài của mép miệng gốm.
Đến bước thứ ba, các họa tiết trang trí được thêm vào. Người thợ cũng có thể dùng một mảnh vải khác, vỏ sò, hoa hoặc thậm chí là lá cây để tạo hoa văn họa tiết. Các họa tiết truyền thống bao gồm đường răng cưa, hình sóng, hoa văn thực vật và vô số họa tiết biển tạo ra bởi vỏ sò. Khoảng 10 năm trở lại đây, do nhu cầu của thị trường, những mẫu này đã trở nên tinh vi hơn nhiều. Các họa tiết người và động vật theo phong cách mỹ thuật Champa cổ dần được bổ sung vào danh sách kiểu dáng.
Và đến bước cuối cùng, sản phẩm được đặt lên giàn để phơi khô trước khi được đưa vào chỗ râm để tránh ánh nắng gắt làm gốm nứt vỡ. Sau khi khô hoàn toàn, thợ gốm sẽ cạo phần đáy gốm bằng vòng quơ và sau đó là công đoạn nung gốm có thể bắt đầu.
Gốm Chăm chỉ được nung ngoài trời nên không cần lò nung. Nguyên liệu nung gồm có củi lấy từ rừng vào mùa khô với rơm rạ và trấu lấy từ ruộng sau thu hoạch. Những người thợ gốm xếp các sản phẩm gốm theo thứ tự kích thước, các món lớn hơn ở dưới và nhỏ hơn ở trên, tạo thành một cấu trúc hình khối khổng lồ.
Các sản phẩm này sau đó được bao quanh bởi các cây củi khô (cao 20-30cm) và cả đống được phủ bằng rơm rạ trộn trấu. Củi bắt lửa tốt hơn, nhưng rơm cháy đều hơn và giúp củi cháy nhanh, thế nên sự kết hợp này đảm bảo rằng lửa sẽ cháy nhanh, nhiệt cao và cháy liên tục trong khoảng 2 đến 3 giờ.
Sau khi nung xong, một loại nước sơn chiết từ thực vật được dùng để trang trí sản phẩm cho đẹp thêm nếu muốn.
Quy trình sản xuất sau cùng tạo ra một loại gốm truyền thống hầu như vượt thời gian bởi những người thợ gốm sử dụng nhiều kỹ thuật tinh vi nhưng tất cả đều là thủ công. Từ việc chuẩn bị lấy đất sét, tạo hình cho đến nung gốm, người thợ gốm làm việc hoàn toàn bằng tay với sự hỗ trợ của các công cụ rất thô sơ. Kỹ năng của thợ gốm Bàu Trúc phải được tinh chỉnh qua nhiều năm rèn luyện mới có thể tuân thủ chính xác từng bước quy trình chế tác gốm, từ ngày này qua ngày khác, từ năm này sang năm khác.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.