Gốm Cổ Truyền Quyết Thành

Các Tên Gọi khác của Gốm cổ truyền Quyết Thành:

  1. Gốm Quế Quyển:

Làng Quyết Thành có tên xưa là Quế Quyển: “ Xưa làng Quyển bên kia sông chuyên cung cấp đất sét vàng cho làng Quế bên này, nên gọi là gốm Quế Quyển.”

  1. Gốm không dùng men:

Sự khác biệt của gốm Quyết Thành với các sản phẩm gốm sứ khác chính là màu gốm tự nhiên, không tráng men, được quy định thông qua quá trình nung gốm. Quy trình làm gốm vẫn theo lối xưa, chỉ có đất, lửa và chuốt bằng tay. Gốm không dùng men hóa chất và được nung trong lò bàu truyền thống bằng củi ở 1300 độ, chính vì thế gốm rất bền.

  1. Gốm Son Mỹ Nghệ:

Trên núi ở vùng này có một loại đất đỏ như son người thợ lấy về nghiền nhỏ pha với nước để nhúng các sản phẩm. Những người thợ tài hoa ở nơi đây đã khéo léo dùng kinh nghiệm để chưng cất lên và khi đem nung tạo ra màu đỏ tươi như son – đó là Gốm Son mỹ nghệ (được Sở Khoa học và Công nghệ công nhận vào năm 2010), tạo nên nét độc đáo mang thương hiệu gốm Quyết Thành.

  1. Gốm Đất Đỏ:

Gốm đất đỏ là loại hàng đắt tiền nhất, áp dụng nhiệt độ nung thấp, thường làm để xuất sang thị trường Á-Âu. Riêng dòng sản phẩm này người làm nghề phải làm theo mẫu mã mà phía khách hàng yêu cầu. Chỉ cần có mẫu vẽ trong tay, rồi những nghệ nhân gốm trong làng sẽ khắc những hình thù theo yêu cầu.

Gốm Cổ Truyền Quyết Thành được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Theo quy trình:

+ Người làm đào đất từ ngoài đồng mang về nhà, đất sét phải được phơi khô, rồi cho nước vào khuấy đều ngâm trong bể nước khoảng 24 giờ đồng hồ, tuỳ theo từng loại đất cụ thể, sau đó tinh lọc các tạp chất, và để cô đặc lại.

+ Tiếp đến, nước được rút hết và làm nhuyễn đất bằng việc giẫm chân, hoặc dùng máy nghiền. Rồi nhào bùn làm đất để cho nó có độ dẻo bằng tay hoặc dùng máy.

+ Đất sau khi được làm nhuyễn được đặt lên bàn xoay tạo hinh sản phẩm, và khi tạo hình xong được phơi ráo, thường là phơi nắng tự nhiên sẽ tốt và khô đều, sản phẩm không bị nứt, tách nẻ, hoặc sấy khô nếu không có nắng, rồi đắp hoạ tiết (đây được coi là khâu quan trọng đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, sự khéo léo, tỉ mẩn…), đánh giấy ráp lau chùi sạch sẽ.

+ Sau khi sản phẩm gốm đã đạt tới độ cân đối, hoàn thiện thì sẽ được đưa ra phơi cho đủ nắng – khô hoàn toàn rồi cho vào lò nung. Đặc biệt trong quá trình nung, người làm nghề phải theo dõi để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng giai đoạn.

+ Sau khi nung, lò được bịt hết các cửa, chờ 3 đến 4 ngày cho sản phẩm nguội dần rồi mới tiến hành ra lò và kiểm tra sản phẩm…

Gốm Cổ Truyền Quyết Thành từ lúc bắt đầu nhào đất đến lúc đưa vào nung thường phải mất 15-20 ngày.

Hiển thị 1–16 của 22 kết quả